Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Việt Nam cần có định hướng cho nghề nuôi yến trong tương lai?

Nếu như tổ yến sào Khánh Hòa xưa kia được xem là loại thực phẩm cao cấp và quý hiếm, chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa, quan lại, thì nay các sản phẩm chế biến từ tổ yến sào Khánh Hòa đã được đa dạng hóa, đôi lúc trở nên bình dân. Tuy nhiên với trị giá hàng chục triệu mỗi kg tổ yến sào Khánh Hòa, thậm chí cả trăm triệu đồng mỗi kg đối với yến huyết, việc nuôi chim yến được xem như một nghề dành cho những nhà “đầu tư” có tiềm lực về tài chính. 

Việt Nam cần có định hướng cho nghề nuôi yến trong tương lai?

Nắm bắt cơ hội làm giàu với nghề nuôi yến

Những mẩu chuyện từ hơn mười năm trước, về việc chim yến vào làm tổ một cách tự nhiên ở một số ngôi nhà: 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); 21 – 23 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên); Nhà hát Thanh Bình, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận)… nay đã trở thành những tư liệu trong các công trình nghiên cứu về phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Trong thực tế, nghề này nay đã tạo nên một làn sóng mới về đầu tư sản xuất đầy triển vọng, có sức lan tỏa khá lớn.

Tại một cuộc hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển bền vững ngành nghề tổ yến sào Khánh Hòa Việt Nam”, được tổ chức tháng 6 vừa qua ở Khánh Hòa, nhóm các đại biểu đến từ  các tỉnh miền Bắc kể câu chuyện có thật diễn ra tại thành phố Hà Tĩnh. Trên đường Hoàng Diệu, một ngôi nhà mặt tiền rộng 8 mét, chủ nhà cho một ngân hàng thuê làm trụ sở, phần đất phía sau chủ nhà xây một căn nhà 4 tầng vào năm 2012.

Trong lúc đang hoàn thiện nhà thì có nhiều chim yến bay đến đập vào cửa kính. Nhiều con bay được vào nhà thì bám lên trần tường, khiến chủ nhà quyết định dành 80m2 nhà cho chim đến ở. Từ đó hàng năm nhà yến này đã thu được một lượng tổ yến sào Khánh Hòa khá đều. Sự may mắn này phần nào cho thấy, không chỉ có những tỉnh vốn rất giàu “tiềm năng” để nuôi yến, tiêu biểu như Khánh Hòa, mà ngay cả những vùng đất mới, nếu lành, chim yến cũng có thể tụ về trú ngụ.

Nắm bắt cơ hội này, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất được giao trách nhiệm quản lý, khai thác tổ yến sào Khánh Hòa trên các đảo tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, cũng là địa phương có số lượng hang yến tự nhiên và sản lượng tổ yến sào Khánh Hòa cao nhất nước, nhiều năm qua Công ty tổ yến sào Khánh Hòa Khánh Hòa đã đầu tư triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ quá trình nuôi yến trong nhà.

Nghề nuôi yến ở Việt Nam trong tương lai cần được chú trọng hơn

Tuy đạt được một số kết quả khả quan, nhưng số lượng nhà yến ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước đi đầu trong phát triển nghề nuôi chim yến trong khu vực, như 200.000 nhà yến tại Indonesia, 10.000 nhà yến ở Thái Lan và 60.000 nhà yến ở Malaysia. Nhìn vào bản đồ các nước Đông Nam Á, các vùng có chim yến sinh sống phần lớn nằm ven biển Andaman (một vùng nước ở Đông nam vịnh Pengal), vịnh Thái Lan và Biển Đông. Lợi thế này cho thấy một thời gian dài Việt Nam đã “chối bỏ” món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho yến sinh sống và phát triển bầy đàn là trong vùng có nhiều rừng (vườn) 
cây, có diện tích lớn mặt nước, có đồng lúa, bụi cây thấp và khí hậu nóng ẩm. Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế hơn cả, bởi điều kiện tự nhiên ở các vùng này rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển, có khả năng nhà yến cho năng suất cao.

Tuy vậy, nghề nuôi yến có mức đầu tư ban đầu khá lớn, lên đến hàng tỷ đồng và phải có thời gian để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ. Chúng phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý, khai thác. Trong bối cảnh số lượng nhà yến đang gia tăng,  việc quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi chim yến cũng như quần đàn chim yến nhà là điều cần phải tính đến, trong đó nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét